Vì sao phải đào tạo?

Trong một thế giới biến đổi nhanh chóng và không ngừng phát triển, việc đào tạo không chỉ là một lựa chọn mà là một yêu cầu tất yếu. Đào tạo mang lại cho chúng ta khả năng thích ứng với những thách thức mới, giúp chúng ta không chỉ duy trì được vị trí của mình trong môi trường làm việc mà còn tiếp tục phát triển và đạt được thành công.

Nó cho phép cá nhân nâng cao kỹ năng, mở rộng kiến thức và hiểu biết, đồng thời khám phá tiềm năng mới của bản thân.

Đối với tổ chức và doanh nghiệp, việc đào tạo nhân viên không chỉ cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tăng cường sự sáng tạo và đổi mới, đảm bảo tổ chức luôn đi đầu và cạnh tranh được trên thị trường.

Đào tạo là cầu nối giữa mục tiêu hiện tại và tương lai, giữa khả năng hiện tại và thành công trong tương lai.

Dưới đây là những câu nói, trích dẫn, nói về tầm quan trọng của đào tạo:

 

Trước sự phát triển nhanh của công nghệ khiến hàng triệu người có nguy cơ mất việc, ông Hoàng Nam Tiến (Phó chủ tịch Hội đồng trường - Đại học FPT) cho rằng việc tái đào tạo người lao động là rất quan trọng, cần thiết.

https://znews.vn/ong-hoang-nam-tien-chua-bao-gio-tai-dao-tao-quan-trong-nhu-bay-gio-post1464302.html?gidzl=lP0VTFJ4UncwZnbsyjf-6RYC6tZlYoiGeTaSA-_OV4gdYKvml8ai7lM96NU-Y7vA_zyK8JbvPLDOzS1x6W

 

Lifelong Learning (học tập suốt đời)

Theo UNESCO, học tập suốt đời (HTSĐ) là tất cả các hoạt động học tập có chủ đích xuyên suốt cuộc sống của một cá nhân từ khi chào đời đến lúc rời xa cuộc sống, theo các phương thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. Trong thời đại chu kì thay đổi về khoa học - công nghệ ngày càng rút ngắn và tuổi thọ ngày càng cao thì HTSĐ là hoạt động tất yếu của mọi người.

https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-xuyen/Pages/Default.aspx?ItemID=4289

Học tập suốt đời tức là việc học tập đối với một con người không chỉ dừng lại ở một giai đoạn, thời gian nhất định trong nhà trường lúc học phổ thông, đại học, mà còn phải học tập ngay cả khi đi làm, lúc về già. Điều đó có nghĩa là học bất cứ lúc nào, ở đâu, luôn duy trì việc học ngay cả khi đã đạt được những thành tựu, mục tiêu trong cuộc sống, miễn là khi có điều kiện thuận lợi, đặc biệt là còn sức khoẻ.

Chúng ta ai cũng cần học tập mỗi ngày bởi vì thế giới hiện tại biến đổi từng ngày và người không cập nhật tức là đang lạc hậu với thế giới.

https://tuhoc.com.vn/hoc-tap-suot-doi/

 

“Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo. Ai giỏi tự học khi đang ở trường, người đó sẽ tiến xa”.

Cố Giáo sư Tạ Quang Bửu (nguyên bộ trưởng Bộ Đại học và chuyên nghiệp).

http://truongchinhtri.danang.gov.vn/?Page=duandetail&idNews=459

 

“Kỹ năng tự học và giá trị biểu hiện của việc tự học là những thước đo của tâm lý sáng tạo và sản phẩm sáng tạo. Bước vào thế kỷ 21, kỹ năng đó sẽ tồn tại như một trong những kỹ năng sống mà con người không thể thiếu, đồng thời giá trị đó giúp cho mỗi cá nhân tự khẳng định chính mình trong xu thế nhảy vọt của thời đại thông tin”

Các chuyên gia giáo dục và khoa học của Tổ chức UNESCO

http://truongchinhtri.danang.gov.vn/?Page=duandetail&idNews=459

 

Upskilling, Reskilling

Upskilling hay nâng cao kỹ năng có nghĩa là cải thiện các kỹ năng hiện có của bản thân để thu hẹp khoảng cách với các nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp, và xã hội.

https://glints.com/vn/blog/upskilling-la-gi/

 

Phát triển một chiến lược Upskilling nội bộ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Hiệp hội Phát triển Nhân tài tiết lộ rằng việc nâng cao kỹ năng cho một nhân viên hiện tại tốn 1.300 đô la so với chi phí tuyển dụng trung bình là 4.425 đô la để thuê một ứng viên mới.

https://glints.com/vn/blog/upskilling-la-gi/

 

Theo nghiên cứu “Tương lai của người lao động sau đại dịch Covid – 19” được thực hiện bởi MCKinsey cho biết, hàng triệu người lao động sẽ cần học thêm các kỹ năng mới cho công việc hoặc chuyển nghề.

Tác động kinh tế của xu hướng tự động hóa mới là rất lớn. Khi đó, reskilling sẽ giúp người lao động tối thiểu hóa tác động từ vấn đề tài chính và duy trì trạng thái cân bằng của người lao động.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới có thể tiêu tốn một lượng lớn chi phí của doanh nghiệp. Khi đó, đào tạo lại nhân viên cũ để họ đảm nhận các vị trí tương đương có thể giúp tiết kiệm 20% chi phí tuyển dụng nhân sự mới.

https://glints.com/vn/blog/reskilling-la-gi/

 

83% nhân viên toàn cầu cảm thấy có khoảng cách về kỹ năng.

https://explodingtopics.com/blog/elearning-statistics

 

Đào tạo theo yêu cầu năng lực (Competency-Based Training)

Khi các công ty, nhà cung cấp đào tạo và hệ thống phát triển kỹ năng gặp thách thức trong việc cải thiện kỹ năng của người lao động (trong tương lai), phương pháp đào tạo theo yêu cầu năng lực đối với giáo dục và đào tạo kỹ thuật và dạy nghề đã được công nhận là một cách hiệu quả cao để đảm bảo rằng chương trình đào tạo vẫn phù hợp với thị trường lao động. (ILO)

 

 

Điều tuyệt vời của việc học là không ai có thể tước đoạt nó khỏi bạn.

B.B. King.

Học - học nữa - học mãi.

Lê-Nin.

Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới.

N. Mandela.

Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời.

Bill Gates.

The more you learn, the more you earn. - Càng học nhiều, bạn càng kiếm được nhiều.

Warren Buffett.      

Learning is the only way to stay ahead in a world of constant change. - Học hỏi là cách duy nhất để bảo đảm bạn luôn đi trước trong một thế giới luôn thay đổi.

Bill Gates.

Don’t be a know-it-all; be a learn-it-all. - Đừng cố gắng biết tất cả; hãy cố gắng học tất cả.

Satya Nadella, CEO của Microsoft.

Muốn một người hoàn thành công việc, trước hết hãy mài sắc công cụ cho anh ta.

Khổng Tử

Năng suất sẽ được nâng cao khi người làm việc trong tổ chức có những kỹ năng cần thiết.

John Zenger - Sách “22 bí quyết quản lý hiệu quả”

Cái gì làm cho một người có năng suất cao? Đó là sự phối hợp giữa kỹ năng và kiến thức áp dụng vào một hoàn cảnh cụ thể. Hoàn cảnh đó có thể là những lỗ hổng hoặc rào cản ngăn trở sản xuất, hoặc có thể hỗ trợ và làm phát triển sản xuất.

John Zenger - Sách “22 bí quyết quản lý hiệu quả”

Nếu bạn là nhà kinh doanh, bạn sẽ đầu tư tiền vào đâu? Nơi nào gặt hái được lợi nhuận lớn nhất? Tôi tin rằng một trong những nơi này là nơi đào tạo lực lượng sản xuất. Tất cả các dữ kiện mà tôi có đều khẳng định rằng đầu tư vào đào tạo và giáo dục có lợi nhuận lớn hơn là đầu tư vào công nghệ, cơ sở vật chất, vào các chương trình tiếp thị hoặc thậm chí cả vào nghiên cứu và phát triển.

John Zenger - Sách “22 bí quyết quản lý hiệu quả”

Con người càng học hỏi bao nhiêu, càng hữu ích bấy nhiêu.

David Ogilvy

Có những lý do kinh tế thúc đẩy người ta đầu tư vào việc đào tạo lực lượng sản xuất. Các nghiên cứu chứng tỏ rằng việc học hỏi về công việc đang làm tạo ra hơn một nửa sự gia tăng năng suất ở Mỹ từ năm 1929 đến 1989. Trong thời gian này, học hỏi quan trọng gấp đôi công nghệ làm tăng năng suất và quan trọng gấp đôi nền giáo dục chính thức ở nhà trường.

E. Denison

Các nghiên cứu sau này còn chứng tỏ rằng những người được đào tạo một cách chính thức ở nơi làm việc có năng suất cao hơn 30% so với những người không đào tạo, sau một năm.

J. Bishop

Chúng ta sẽ không có năng suất nếu chúng ta không dấn thân vào tiến trình giáo dục cả ở trong lẫn ngoài công ty.

Jack Welch, CEO của Tập đoàn General Electric

Đào tạo phải coi việc nâng cao năng suất là mục tiêu chủ yếu. Đào tạo như vậy trở thành một phần không thể tách rời của nỗ lực cải thiện năng suất. Đào tạo và nâng cao năng suất có cùng mục tiêu chung là nâng cao thành quả của mỗi cá nhân cũng như của cả tập thể. Từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng và đầu ra, đồng thời hạ được giá thành sản phẩm.

Samuel Mc Clelland

Công ty quản lý tốt nhất, tiến bộ nhất là công ty đầu tư nhiều nhất cho đào tạo. Motorola đầu tư khoản kinh phí tương đương với 3,6% tiền lương cho đào tạo. Công ty tư vấn Andersen – 6,8%, General Electric – 5%. Motorola công bố là sau ba năm, lấy lại được 30 đô la cho mỗi đô la bỏ ra đầu tư vào công việc đào tạo.

John Zenger - Sách “22 bí quyết quản lý hiệu quả”

 

Các công trình nghiên cứu cho thấy đào tạo và nâng lương công nhân từ 4% đến 11% thì doanh nghiệp được hưởng lợi gấp đôi số tiền đã bỏ ra.

John Zenger - Sách “22 bí quyết quản lý hiệu quả”

 

Bạn càng làm việc tốt bao nhiêu, bạn càng cần phải được đào tạo bấy nhiêu.

Peter Drucker

 

Mỗi công ty cần giúp cho người của mình luôn luôn tiến lên phía trước, bởi vì “Tất cả chúng ta giống như những người đi xe đạp. Nếu chúng ta không tiến lên phía trước, chúng ta sẽ té”.

Maxwell Malz

Đào tạo là một phương cách tuyệt vời để làm việc đó.

John Zenger - Sách “22 bí quyết quản lý hiệu quả”

Bài viết cùng danh mục